Hàn Quốc có "chợ" mua bán thịt người?

(TNO) Tờ Korea Times ngày 22.6 đưa tin cảnh sát Hàn Quốc tình nghi có một thị trường chợ đen chuyên mua bán thịt người tại nước này, sau khi vụ giết người chặt xác một phụ nữ Hàn gốc Trung Quốc ở thành phố Suwon được đưa ra ánh sáng.
Oh Won-chun (42 tuổi) hôm 20.6 bị tuyên án tử hình về tội bắt cóc, giết người và chặt xác một phụ nữ người Hàn gốc Trung Quốc ở thành phố Suwon (Hàn Quốc) ra 280 phần, theo Korea Times.
Sau khi tuyên án, Tòa án Suwon nghi ngờ Oh là một kẻ mua bán thịt người đã lấy thịt nạn nhân đem bán cho một thị trường chợ đen chuyên tiêu thụ thịt người, và quyết định mở lại cuộc điều tra.
Vào ngày 1.4, Oh bắt cóc một phụ nữ người Hàn gốc Trung Quốc đem về nhà của y tại thành phố Sumon.

Bà bán bún đột tử, 1000 tỷ bị "giằng co"


Bà bán bún đột tử, 1000 tỷ bị
Số tài sản quá lớn làm ngay chính những người thân cũng ngỡ ngàng
Người con nuôi đương nhiên được thừa kế dù bên chị em người chết cho rằng họ đã góp vốn tạo ra tài sản. Hai bên cùng gửi ở ngân hàng trong khi chờ phán quyết của cơ quan chức năng.
Mấy ngày nay dư luận xôn xao về việc bà T.K.P. (66 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM) chuyên nghề làm bún bị đột tử để lại tài sản trên “1.000 tỉ” đồng. Số tài sản trên hiện đang bị tranh chấp giữa những người anh em ruột của bà và người con nuôi. Vấn đề là số tài sản quá lớn làm ngay chính những người thân cũng ngỡ ngàng.
Một trong hai chị em của bà P. ở Việt Nam là ông T.V.Ph. đã cho biết bà P. là chị thứ năm trong gia đình 10 anh chị em. Bà P. sống cùng hai người chị em, bảy người khác định cư ở Đức từ những năm 1980. Cha mẹ họ là người Hoa, chuyên làm bún gạo. Anh chị em đa số theo nghề cha mẹ. Bà P. sống rất kín tiếng, giản dị, ăn chay trường, hay giúp đỡ hàng xóm, người nghèo.

“Cô gái nghìn tỷ” đã bay ra nước ngoài



Trong lúc gia đình anh em bà Thạch K.P. phản ánh những bức xúc về những điều “bất thường” xung quanh vụ tranh chấp thừa kế 1.000 tỉ đồng của bà Phát, thì cô con nuôi bà P. tên là T.H.H.L (thường gọi là Nhi) đã bay ra nước ngoài, ngay sau khi một mình mở két sắt nhận toàn bộ tài sản được ký gửi tại Ngân hàng Sacombank.
Vì sao gia đình bà P. kiện ngân hàng?
Ông Thạch Vũ P. đại diện cho gia đình dòng tộc, anh em ruột của bà Thạch K.P. (người chết đột ngột để lại tài sản 1.000 tỉ đồng) cho biết: Vào khoảng tháng 7/2011, chúng tôi biết cô Nhi đã liên hệ với các ngân hàng có tiền gửi của bà P., để rút tiền. Gia đình rất bất ngờ và khó hiểu vì không biết căn cứ vào đâu mà cô Nhi yêu cầu rút tiền vì toàn bộ bản chính, giấy tờ đăng ký gửi tại két sắt Ngân hàng Sacombank (hội sở chính).
Khi đó, gia đình lập tức liên hệ với các ngân hàng khác, thì các nơi này thông báo là cô Nhi đã làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với các sổ tiết kiệm với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng. Ông P. trình bày: “Tôi thắc mắc vì bản chính đang được giữ tại két sắt ngân hàng, thì làm sao Nhi thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế. Lúc này tôi lại biết cô Nhi khai báo với các ngân hàng có tiền gửi của bà P. là mất sổ tiết kiệm và xin ngân hàng xác nhận số dư để làm thủ tục công chứng khai nhận di sản. Biết chuyện này, tôi đã mang vi bằng và hợp đồng thuê két sắt chứng minh các sổ tiết kiệm bản chính đang gửi tại két sắt Sacombank, nên các ngân hàng đã không chấp nhận cho Nhi rút tiền”.
“Cô gái nghìn tỷ” đã bay ra nước ngoài, Tin tức trong ngày, co gai nghin ty, nguoi dan ba ngan ty, vu 1000 ty, ba lao dot tu, tranh chap 1000 ty, Sacombank, tranh chap tai san, thua ke, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Ngay sau khi bà P. chết, cô Nhi đã đóng cửa nhà. Ảnh: P.B
Nhưng bất ngờ là ngày 30/5/2012, Ngân hàng Sacombank đã “đơn phương” giao toàn bộ tài sản, chứng từ, sổ tiết kiệm... cho một mình Nhi, mà trước đó ông P. đại diện gia đình bà P. cùng Nhi hai người ký gửi vào két sắt.